Thế nào là nhà tụ khí và tán khí?
Khí trong nhà bao gồm có khí âm và khí dương. Khí dương được sinh ra do những tương tác giữa con người với đồ vật ví dụ như bố trí, di chuyển đồ nội thất. Còn khí âm chính là cấu trúc và thiết kế ngôi nhà sinh ra.
Theo quan niệm phong thủy, nhà tụ khí sẽ mang lại nhiều may mắn cho các thành viên gia đình.
Trong phong thủy, tụ khí là hiện tượng những dòng khí, dòng năng lượng tập trung tại 1 vị trí hay 1 khoảng không gian nhất định. Thông thường, nhà tụ khí tốt cho gia chủ. Ngược lại, tán khí chính là sự phân tán của các dòng năng lượng ra môi trường xung quanh, không tập trung tại vị trí nhất định.
Phong thủy nhà ở có bố cục hợp cách là biết dẫn khí tốt và hài hòa vào nhà, tán khí xấu hoặc bố trí các khu vực công năng phù hợp cho từng căn phòng theo cung góc, thời gian cho từng thời vận của trời đất (Tam nguyên cửu vận), mệnh của từng chủ nhà (Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch). Từ đó, phát huy dẫn tụ khí tốt, tránh hoặc tiêu thoát khí xấu, làm hài hòa dòng khí,…giúp gia chủ hưng vượng tài lộc, bảo toàn và gia tăng sức khỏe cho toàn gia đình mình.
Dấu hiệu nhận biết
Ngôi nhà dễ tụ khí thường được bao bọc xung quanh có đủ sơn- thủy phù hợp cho công trình. Tuy nhiên, việc tập trung nhiều hay ít năng lượng lại phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà đó so với môi trường xung quanh. Ngoài ra, cấu trúc bên trong ngôi nhà cũng ảnh hưởng một phần đến việc dẫn và tụ khí tốt, tránh và tiêu thoát khí xấu.
Ví dụ, 1 căn nhà có con đường đâm vào, dưới sự tác động mạnh mẽ của các dòng năng lượng dương do xe cộ đem đến sẽ khiến căn nhà nhận được khí. Tuy nhiên, dòng khí này không phải là dòng khí tốt lại trực xung vào ngôi nhà. Do đó, việc đón quá nhiều khí lại hóa thành “lợi bất cập hại” nếu khí đó quá mạnh mà lại là khí xấu. Vì nếu nhà không được thiết kế chống ồn có thể khiến người trong nhà sinh bệnh, ốm đau. Đồng thời, gia chủ ở ngôi nhà đó luôn có cảm giác phương tiện giao thông có nguy cơ đi thẳng vào nhà gây lo lắng bất an.
Ngoài những trường hợp tụ khí còn có thể kể đến những căn nhà không tụ khí, hoặc tụ năng lượng xấu. Điều này không có lợi cho người ở. Lâu dần sẽ phát sinh hiệu ứng không tốt lành.
Theo đó, những ngôi nhà có thiết kế các cửa trong nhà đều thẳng ra cửa chính hay nhà ẩm thấp, không khí ngột ngạt cũng không thể tụ khí tốt được.
Vì những lẽ đó nếu ngôi nhà tụ nhiều khí dương, năng lượng tốt thì cuộc sống của người trong nhà đó sẽ trở nên tốt đẹp. Cuộc sống không chịu nhiều áp lực, tỉnh táo trong suy nghĩ, tư duy từ đó đạt hiệu quả công việc…
Bên cạnh đó, con người sống cần nhiều năng lượng dương, năng lượng tốt để có thể phát triển được thuận lợi hơn (cũng như cá cần nước sạch để sống và sinh tồn được) bởi con người là sinh vật ưa sự vận động và sinh sống ở những nơi cao ráo sạch sẽ, chứa nhiều dương khí.
Cách đón và dẫn khí tốt, chế ngự và hóa giải khí xấu trong nhà ở
- Xác định MỆNH gia chủ: Tuổi Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch
- Bước 1: Hãy xác định năm sinh âm lịch
- Bước 2: Cộng dồn tất cả các số trong năm sinh và lấy kết quả chia cho 9. Nếu kết quả chia hết cho 9 thì bạn hãy lấy luôn số 9. Trong trường hợp kết quả nhỏ hơn 9 thì hãy lấy luôn số đó.
- Bước 3: Đối chiếu kết quả với bảng bên dưới
Bảng đối chiếu cung mệnh theo năm sinh
- Nam: 1- Khảm; 2- Ly; 3- Cấn; 4- Đoài; 5- Càn; 6- Khôn; 7- Tốn; 8- Chấn; 9- Khôn
- Nữ: 1- Cấn; 2- Càn; 3- Đoài; 4- Cấn; 5- Ly; 6- Khảm; 7- Khôn; 8- Chấn; 9- Tốn
Ví dụ: Người sinh năm 1999 sẽ có cung mệnh
- Bước 1: Năm sinh 1999
- Bước 2: Cộng dồn năm sinh: 1+9+9+9= 28
- Bước 3: Lấy kết quả chia 9: 28/9= 3 (Không kể số dư)
Qua cách tính đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán được. Từ đó cân nhắc lựa chọn hướng nhà, hướng bếp, hướng giường ngủ để đúng đem lại vận khí tốt cho cả ngôi nhà.
- Dẫn khí tốt, bố trí đúng cung góc các phần quan trong của ngôi nhà: cửa chính, ban công chung cư, phòng thờ, nhà bếp chủ nhà.
Trước tiên, cần bố trí các cung góc của ngôi nhà phù hợp với MỆNH của chủ nhà. Mệnh Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. Từng tuổi có quẻ khác nhau và hợp với cung góc riêng biệt cho từng MỆNH khác nhau của chủ nhà sau khi xác định được ở trên.
Xác định đúng quẻ cung Mệnh để bố trí cung góc – Phương vị phù hợp
Chính việc sắp xếp các vị trí quan trọng cho từng khu vực như: Cửa chính ra vào ngôi nhà hay căn hộ chung cư để dẫn được khí tốt và tránh dòng khí xấu đón vào ngôi nhà; bố trí vị trí bếp phù hợp cung góc để tiêu thoát hay đốt tán khí xấu; ban thờ hay phòng thờ tụ khí âm dương hài hòa và không phạm các điểm kị phong thủy; các cung góc cho từng phòng ngủ phù hợp cho các thành viên trong gia đình cũng như bố trí công năng trong căn phòng ngăn nắp và thuận tiện trong sử dụng đã là một biện pháp hiệu quả để dẫn những nguồn năng lượng tốt tiến vào ngôi nhà cũng như loại bỏ được những nguồn năng lượng không tích cực trong từng căn phòng đó.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng câu nói của phong thủy cổ truyền “Khí gặp Thủy thì dừng, gặp Phong thì tán”. Việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, tạo những tiểu cảnh sinh động trước mặt nhà hoặc những không gian sống cũng là một trong những biện pháp cải tạo môi trường cũng như giúp “tụ khí”. Ví dụ dùng bể cá trong nhà, khu tiểu cảnh dưới cầu thang…để tụ khí tốt, tán khí xấu cho từng vị trí cụ thể.
a. Cửa chính, cửa phụ, cầu thang trong nhà: Tránh thiết kế cửa thẳng hàng và thẳng ra cửa chính:
Các cụ có câu: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà xem hướng” hay ” Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” để thấy hướng nhà, hướng cửa có vị trí quan trọng đầu tiên khi xem xét bố trí cách cục cho công trình. bởi hướng Nam là hướng có các đặc điểm điều hòa, phù hợp chung nhất với đặc thù địa lý phong thủy của Việt Nam ta. Ngoài bố trí hướng nhà phù hợp địa lý và khí hậu, cần bố trí hướng cửa chính ngôi nhà phù hợp với cung góc của từng MỆNH riêng biệt của gia chủ.
Một ví dụ điển hình về căn nhà không tụ khí đó là cửa chính nhà và cửa sau của nhà đối nhau và thông ra phía sau nhà. Những căn nhà có cấu trúc cửa như vậy sẽ tạo ra một luồng khí đi dọc từ cửa chính nhà đi ra sau nhà và không tụ lại tại các phòng trong ngôi nhà. Khí vận hành vào ngôi nhà mạnh và không tụ lại do tán qua cửa sau ngay lập tức nên không tốt cho sức khỏe, tài lộc cho gia chủ.
Hay trường hợp nhà có cầu thang thẳng ra cửa chính cũng không tốt cho người trong nhà. Theo quan niệm phong thủy, ngôi nhà có cấu trúc này tài sản, tiền của trong nhà dần dần “đội nón ra đi”. Dòng khí từ các tầng trên sẽ trực xung và thoát ra ngoài nên khó tụ được tài lộc cho gia đình.
Để khắc phục tình trạng này, phong thủy đã đưa ra một số biện pháp như di chuyển cửa lệch nhau để những căn phòng trong nhà, cầu thang nên có bước ngoặt vào trong mà không nên thẳng ra cửa chính… Căn nhà tiếp cận được với những dòng năng lượng tốt, giữ năng lượng này tích tụ lại trong nhà, giúp cho những người sinh sống trong đó trở nên tích cực hơn.
b. Ban công tòa nhà chung cư: Cần quan tâm bố trí cung góc khi căn hộ ở trên tầng cao
Đối với các tòa nhà chung cư, các căn hộ có tầng thấp từ 5 tầng trở xuống thì mức độ ảnh hưởng của trường lực của đất ảnh hưởng đến ngôi nhà sẽ lớn hơn mức độ của dẫn khí qua ban công, mức độ quan tâm và bài trí sẽ ít ảnh hưởng hơn. Đối với các căn hộ từ tầng 10 trở lên, lúc này trường lực ảnh hưởng của đất sẽ ít hơn so với trường khí tác động đến thông qua ban công. Lúc này cần quan tâm bố trí cả Cửa chính và cả Ban công bởi mức độ quan trong ngang hàng trong dẫn khí vào trong căn hộ. Cần lựa chọn căn hộ phù hợp với gia chủ ngay từ lúc đặt mua ban đầu để đúng cung góc hoặc có phương án bố trí nội thất phù hợp để cản khí xấu, đón khí tốt cho gia đình.
c. Bố trí bếp cho tòa nhà: Hướng về khí tốt-Tiêu thoát khí xấu
Bếp của căn nhà là phần quan trọng tiếp theo sau hướng cửa đi. Cửa trước là “miệng nhà” đón khí vào. Đó là nơi đón nguồn năng lượng đi vào nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự nghiệp của các thành viên trong gia đình. Phòng ngủ là nơi mà chúng ta dành gần một phần ba cuộc sống, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đảm bảo rằng phòng ngủ nằm ở đúng nơi để năng lượng tốt có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.
-Riêng với Nhà bếp là nơi mang nguồn năng lượng HỎA, có thể tiêu diệt các nguồn năng lượng xấu. Đây là một khu vực năng lượng phong thủy hoạt động rất mạnh. Đồng thời bếp thường bố trí chậu rửa đi cùng, là nguồn tiêu thoát tụ khí xấu ra khỏi ngôi nhà. Do đó, Hỏa đốt khí xấu-Thủy tiêu tụ khí xấu: Bếp chính là cái “Trôn nhà” để trừ khí xấu.
Vì thế, nguyên tắc phong thủy cho nhà bếp có câu cho bếp: ” Tọa hung – Hướng cát”. Bếp đặt vào cung xấu để tiêu thoát đi những gì tích tụ bất lợi, đồng thời Hướng bếp, là hướng xoay lưng của người nấu bếp, cần hướng về “hướng cát – hướng tốt. Cần xem xét và bố trí bếp đúng vào cung xấu trên từng cung trạch của gia chủ (Các cung Tuyệt Mạng,Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ) và hướng về hướng tốt (Sinh khí, Phúc đức, thiên Y, Phục vị).
d. Bố trí ban thờ: Cả Tọa cung và Hướng đều tốt
Vị trí đặt bàn thờ theo phong thủy nên là “Tọa cát – Hướng cát”. Không chỉ đặt ở vị trí tốt mà còn phải hướng về hướng tốt. Vậy nên hoàn toàn kiêng kỵ việc đặt bàn thờ ở các vị trí xấu như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát. Hướng đặt bàn thờ nên là các hướng Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị.
Kích thước bàn thờ được quy định tương ứng với kích thước lỗ ban. Trên thước này có các cung linh, phúc, sinh khí,… khi làm bàn thờ cúng cần chọn kích thước ứng với các cung cát này, để đảm bảo đem lại vượng khí, phúc lộc cho gia đình. Thước lỗ ban có 3 loại thước: Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ…); Thước Lỗ Ban 42.9cm (dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…); Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ…). Để chọn kích thước riêng cho ban thờ, cần chọn đáp ứng cả 3 loại thước trên vào cung tốt bởi Ban thờ là thuộc Âm, tuy nhiên, con người sinh sống và thờ phụng thuộc dương nên cần đảm bảo cân bằng âm dương hài hòa cả ba thước Lỗ ban trên.
Bàn thờ mang tính âm, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng tính dương để tạo nên sự hài hòa âm dương. Tại vị trí ban thờ bố trí ánh sáng sao cho phù hợp tính âm của nơi thờ cúng. Ngoài ra, phong thủy đặt bàn thờ theo tuổi phù hợp cung – hướng sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Sinh Khí: Chỉ sự thuận lợi công việc, đường công danh phát triển.
- Thiên Y: Có lợi cho sức khỏe, mọi bệnh tật dễ vượt qua.
- Diên Niên: Nói lên mối quan hệ tốt về con đường tình cảm giữa những người thân cận trong gia đình, bạn bè, hàng xóm thường là nói lên niềm vui và hạnh phúc.
- Phục Vị: Giúp bạn luôn tự tin trong cuộc sống, luôn thành công trong con đường học vấn, thi cử.
Ngoài ra, bố trí ban thờ cần tránh các điểm kị phong thủy cơ bản sau:
- Hướng ban thờ ngược với hướng nhà: Gia đình bất hòa
- Hướng trực xung với cửa hoặc cuối hành lang, đường đi đâm thẳng đến: Dòng khí mạnh và xấu, không tốt cho tài lộc
- Vị trí gần hoặc tựa lên tường nhà Vệ sinh, Phòng tắm: Nơi có nhiều xú khí, không tốt cho tâm linh
- Vị trí dưới gầm cầu thang, dầm xà ngang: Tạo cảm giác đè nén gây áp lực cho tổ tiên
- Vị trí đặt trong buồng ngủ: Buồng ngủ là nơi riêng tư, sinh hoạt cá nhân nên không phù hợp với tính chất thiêng liêng cho ban thờ
- Để đồ cá nhân dưới ban thờ: Nơi thiêng liêng, không nên để đồ sinh hoạt cá nhân. Chỉ để đồ và dụng cụ thờ cúng
- Ánh sáng và gió chiếu thẳng đến ban thờ hoặc gần lối đi lại: Không tụ khí, không phù hợp tính âm, tính tĩnh của ban thờ
- Đặt gương đối diện ban thờ: Gương dẫn dụ ma quỷ và như một người soi mói trực diện vào ban thờ
Trên đây là các nguyên tắc căn bản nhận biết và thực hiện nguyên tắc tụ khí – tán khí trong phong thủy. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp anh/chị hiểu rõ hơn về cách bố trí hợp thủy. Để thiết kế phù hợp phong thủy xin liên hệ Hotline: 0948.720.092 hoặc email: AICvn.Info@gmail.com để được tư vấn cụ thể.
Lâm.NT biên tập